Sunday, February 16, 2025

Dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh – Chi phí hợp lý, chất lượng bền bỉ, bảo hành dài hạn

 Sàn nhà vệ sinh là khu vực nhỏ nhưng mang trọng trách lớn trong việc duy trì sự bền vững và thẩm mỹ của cả ngôi nhà. Chỉ cần một chút lơ là trong khâu chống thấm, có thể ngôi nhà của bạn có thể phải đối mặt với những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra: thấm nước, tường ẩm mốc, chi phi sửa chữa đội lên. Thế nhưng với quy trình thi công sàn nhà vệ sinh đúng chuẩn, bạn hoàn toàn có thể biến những mối lo ngại đó thành bài toán đơn giản, bảo vệ ngôi nhà một cách toàn diện.

Khâu thi công chống thấm nhà vệ sinh quan trọng thế nào?

Thi công sàn nhà vệ sinh không chỉ là một bước trong quá trình xây dựng mà còn là yếu tố quyết định đến sự bền vững và tiện nghi của ngôi nhà. Đây là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, hơi ẩm, chất tẩy rửa,... nếu không được chống thấm đúng cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  • Sàn nhà vệ sinh bị thấm sẽ khiến nước xâm nhập vào kết cấu bê tông, gây rạn nứt và giảm tuổi thọ công trình. Hiện tượng này nếu không giải quyết triệt để sẽ gây phiền toái trong sinh hoạt cũng như tốn kém chi phí sửa chữa.
  • Tường và trần nhà dễ bị ố vàng nếu nước thấm qua sàn vệ sinh. Độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.
  • Khi nước thấm vào hệ thống đường dây diện âm tường hoặc các thiết bị điện đặt gần khu vực nhà vệ sinh thì nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện sẽ tăng cao.
[caption id="attachment_52031" align="aligncenter" width="800"]Sàn nhà vệ sinh nếu không được chống thấm đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng Sàn nhà vệ sinh nếu không được chống thấm đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng[/caption]

Một số dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh cần chống thấm

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để kịp thời xử lý và bảo vệ công trình. Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo rõ ràng cho thấy sàn vệ sinh cần được chống thấm kịp thời.

  • Ố vàng, loang lổ trên tường hoặc trần nhà: Các vết ố vàng hoặc loang lổ xuất hiện trên tường, trần dưới nhà vệ sinh. Nguyên nhân là do nước thấm qua sàn hoặc mạch gạch bị hở, tích tụ độ ẩm và làm đổi màu bề mặt.
  • Tường bong tróc, phồng rộp sơn hoặc gạch: Nước xâm nhập vào bên trong khiến lớp vật liệu mất đi độ bám dính dẫn đến hư hỏng. Điều này khiến lớp sơn hoặc vữa trên tường bong tróc, gạch ốp có hiện tượng phồng rộp.
  • Nấm mốc phát triển ở góc tường hoặc sàn WC: Dấu hiệu nhận biết là nấm mốc có màu đen hoặc xanh bám ở các góc tường, mạch gạch hoặc trần dưới. Nguyên nhân là do độ ẩm cao gây thấm nước tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi. 
  • Xuất hiện mùi hôi, ẩm mốc dai dẳng: Nhà vệ sinh có mùi khó chịu mặc dù đã dọn dẹp sạch sẽ là một trong những biểu hiện cho thấy khu vực này bị thấm dột. Lý do là bởi nước thấm lâu ngày tích tụ trong kết cấu sàn hoặc tường gây mốc và phát sinh mùi. 
  • Nước rò rỉ, đọng nước khu vực xung quanh: Nước đọng dưới sàn hoặc xuất hiện ở các khu vực không tiếp xúc trực tiếp với nước, do rò rỉ từ đường ống hoặc lớp chống thấm không còn hiệu quả.
  • Các mạch gạch bị nứt hoặc hở: Lâu ngày, các mạch gạch bị tác động bởi nhiệt độ, áp lực nước, hoặc sử dụng chất liệu không phù hợp. Từ đó khiến mạch gạch trên sàn/ tường xuất hiện vết nứt nhỏ khiến nước thấm qua dễ dàng.

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cần tiến hành kiểm tra và tìm ra cách chống thấm sàn vệ sinh phù hợp tránh các hậu quả nghiêm trọng như hư hại kết cấu, chi phí sửa chữa tăng cao, và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.

[caption id="attachment_52035" align="aligncenter" width="800"]Nhận biết sớm các dấu hiệu thấm dột sẽ kịp thời xử lý để bảo vệ công trình Nhận biết sớm các dấu hiệu thấm dột sẽ kịp thời xử lý để bảo vệ công trình[/caption]

Các bước thi công sàn nhà vệ sinh mà chủ nhà cần nắm rõ

Chống thấm nhà vệ sinh là công đoạn cực kỳ quan trọng bởi khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước, dễ xảy ra thấm dột nếu không thi công đúng cách. Theo đó, các bước thi công sàn nhà vệ sinh cần được thực hiện theo đúng quy trình.

Chuẩn bị

  • Dọn dẹp bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và tạp chất trên bề mặt sàn. Đảm bảo sàn vệ sinh phẳng và không có vết nứt lớn (nếu có cần xử lý bằng vật liệu trám vá chuyên dụng). Đồng thời cần đảm bảo độ ẩm bề mặt trước khi thi công chống thấm.
  • Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp với nhà vệ sinh như: gốc xi măng, gốc bitum, gốc Polyurethane,...
  • Xử lý các điểm tiếp xúc như ống nước, bồn cầu, vòi sen, hoặc các thiết bị vệ sinh để tránh hiện tượng rò rỉ nước.

Quá trình thi công

  • Pha vật liệu chống thấm: Pha trộn theo định mức khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
  • Quét lớp lót: Chọn chất quét lót phù hợp với vật liệu chống thấm để tăng cường độ bám dính giữa bề mặt sàn và lớp chống thấm chính.
  • Phủ chống thấm: Thi công đều lớp chống thấm đầu tiên bằng chổi quét/ rulo đều lên bề mặt sàn nhà vệ sinh.
  • Gia cố lưới: Sử dụng vải gia cường Polyester Neotextile để tăng cường khả năng chịu lực và chống rạn nứt.
  • Lớp hoàn thiện: Sau khi lớp thứ nhất khô, tiếp tục thi công lớp chống thấm thứ hai để đảm bảo khả năng bảo vệ toàn diện.
  • Bảo dưỡng: Bảo dưỡng lớp chống thấm sau khi thi công sàn nhà vệ sinh là một bước quan trọng để giúp lớp chống thấm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Yêu cầu cần đạt sau thi công

Để đảm bảo công trình bền vững, chống thấm sàn nhà vệ sinh sau khi thi công cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

  • Sàn phải được tạo độ dốc phù hợp để thoát nước nhanh, không gây đọng nước. Điều này giúp tăng hiệu quả chống thấm và hạn chế nguy cơ phát sinh nấm mốc.
  • Lớp chống thấm sau thi công không bị nứt nẻ, bong tróc dù chịu tác động từ nhiệt độ hay độ ẩm. Bề mặt sàn không thấm nước, không có hiện tượng rò rỉ ở bất cứ vị trí nào.
  • Chỉ nghiệm thu khi công trình đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu đã đề ra, sẵn sàng đưa vào sử dụng mà không phát sinh sự cố.
[caption id="attachment_52033" align="aligncenter" width="800"]Các bước thi công sàn nhà vệ sinh cần được thực hiện theo đúng quy trình Các bước thi công sàn nhà vệ sinh cần được thực hiện theo đúng quy trình[/caption]

Bài viết hữu ích

Báo giá thi công sàn nhà vệ sinh cho hạng mục chống thấm

Cũng như các hạng mục khác, giá thi công chống thấm nhà vệ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích, vật liệu sử dụng, tình trạng nền, độ phức tạp cũng như yêu cầu cụ thể của từng công trình.

  • Diện tích sàn vệ sinh lớn sẽ có mức chiết khấu và giá cả hợp lý hơn.
  • Nếu sàn nhà vệ sinh bị hư hỏng hoặc cần xử lý vết nứt, mức giá thi công sẽ cao hơn.
  • Yêu cầu bảo hành dài hạn hoặc cần phủ thêm lớp vật liệu, chi phí có thể tăng.
  • Các loại vật liệu chống thấm cao cấp sẽ có chi phí cao hơn nhưng sẽ mang đến hiệu quả chống thấm lâu dài.

Để có báo giá chính xác nhất, bạn nên tìm đơn vị uy tín đến khảo sát công trình, xác định tình trạng thực tế của sàn và yêu cầu thi công cụ thể. Với kinh nghiệm thực chiến nhiều công trình, họ sẽ đưa ra giải pháp tối ưu và báo giá chi tiết nhất sau khi tiến hành khảo sát.

Đơn vị cung cấp dịch vụ thi công chống thấm nhà vệ sinh uy tín

Khi tìm kiếm một đơn vị thi công sàn nhà vệ sinh đáng tin cậy, bạn nên ưu tiên chọn các đơn vị đáp ứng được những tiêu chí: có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, sử dụng vật liệu chất lượng cao,... Siêu Thị Chống Thấm là hệ thống chuyên cung cấp giải pháp và dịch vụ chống thấm hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Siêu Thị Chống Thấm cam kết:

  • Cung cấp vật liệu chống thấm cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế từ các thương hiệu uy tín như: Neotex (Hy Lạp), Bitumax, Modern, Bitunil,... giúp bảo vệ công trình bền vững và cho hiệu quả lâu dài.
  • Tư vấn giải pháp chống thấm tối ưu cho từng loại công trình, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả lâu dài.
  • Khảo sát công trình miễn phí và cung cấp báo giá chi tiết sau khi khảo sát để khách hàng có thể đưa ra quyết định dễ dàng.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và chuyên sâu, sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thi công.
[caption id="attachment_52034" align="aligncenter" width="800"]Siêu Thị Chống Thấm - Đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh uy tín số 1 Siêu Thị Chống Thấm - Đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh uy tín số 1[/caption]

Việc bảo trì và kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề và kịp thời khắc phục, đảm bảo công trình luôn được bảo vệ lâu dài. Ngay khi có nhu cầu chống thấm nhà vệ sinh, hãy liên hệ ngay Siêu Thị Chống Thấm qua hotline 0904 093 533 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ và gia tăng độ bền cho công trình nhà vệ sinh của bạn!

Tuesday, February 11, 2025

Lưu ý cực kỳ quan trọng trước khi chồng tầng để chống thấm cho mái

 Mái thấm dột là tình trạng khá phổ biến hiện nay, có nhiều cách để khắc phục tình trạng này, trong đó phải kể đến giải pháp chồng tầng. Dưới đây là thông tin về ưu, nhược điểm của phương pháp này và lưu ý quan trọng trước khi chồng tầng để chống thấm cho mái. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Ưu, nhược điểm của phương pháp chồng tầng để chống thấm cho mái

Sàn mái bị thấm dột là nguyên nhân khiến trần, tường nhà bị ẩm mốc, xuất hiện các vết loang "xấu xí", làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình. Điều này vô tình tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong nhà. Chưa hết, thấm dột lâu ngày còn làm yếu kết cấu công trình nên đây có thể coi là nỗi sợ của các chủ thầu và gia chủ.

Khi có dấu hiệu của thấm dột cần tiến hành xử lý càng sớm càng tốt. Trong rất nhiều phương pháp, chồng tầng để chống thấm cho mái là giải pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay.

Ưu điểm:

  • Cho hiệu quả chống thấm dột tức thì.
  • Có thêm không gian sống và sinh hoạt cho gia đình.
  • Chống nóng cho tầng áp mái.

Nhược điểm:

  • Tốn thời gian vì cần xây dựng, đổ mái, trát tường, hoàn thiện.
  • Chi phí cao, gần bằng 1 nửa chi phí xây mới.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt trong thời gian dài.

Tăng thêm gánh nặng cho nền móng, nếu nền móng yếu vẫn thực hiện chồng tầng sẽ làm kết cấu yếu dần, giảm tuổi thọ công trình. Vì vậy nếu áp dụng cách chồng tầng để chống thấm cho mái, đòi hỏi người lên kế hoạch, triển khai phải có chuyên môn và kinh nghiệm; nhằm đảm bảo hiệu quả chống thấm cũng như độ bền cho toàn bộ công trình.

[caption id="attachment_52558" align="aligncenter" width="800"]Chồng tầng chống thấm cho mái đem lại hiệu quả tức thì Chồng tầng chống thấm cho mái đem lại hiệu quả tức thì[/caption]

Lưu ý trước khi chồng tầng để chống thấm cho mái

Chống thấm mái bằng phương pháp chồng tầng tuy đem lại hiệu quả nhưng tốn nhiều thời gian cũng như chi phí. Hơn nữa, việc thi công xây dựng khá phức tạp, nhất là ở các thành phố, cần thủ tục xin cấp phép. Do đó, trước khi thực hiện, gia chủ cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:

  • Kiểm tra cột nhà cũ: hãy xem xét kỹ càng cột chống của nhà cũ, nếu nó đủ to và chắc chắn, chịu được lực mới tiến hành lên tầng. Nhờ các kỹ sư để có lời khuyên tốt nhất.
  • Tính toán chiều cao tầng nhà: chiều cao tầng nhà là khoảng cách giữa hai sàn, tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp. Có người sẽ thích chiều cao phòng thấp, người lại thích chiều cao phòng lớn. Tùy vào điều kiện để tính toàn chiều cao cho hợp lý, tạo cảm giác thoải mái nhất cho không gian tầng dù bạn xây thêm tầng với mục đích là thê diện tích hay để ngăn thấm dột.
  • Tính toán chi phí chồng tầng: chi phí luôn là yếu tố quan trọng trong công cuộc chồng tầng ngăn thấm dột. Nếu bạn có 100 triệu chỉ nên làm khoảng 80 triệu, số tiền còn lại nên đề phòng việc phát sinh trong quá trình xây dựng. Tham khảo các gia đình làm chồng tầng xem hết bao nhiêu để tính toán chi phí cho sát thực tế nhất.
  • Cấu trúc ngôi nhà: không nhất thiết phải nương theo cấu trúc cũ của tầng trệt, bạn có thể làm mới tầng xây bằng cách sắp xếp, bài trí khác sao cho hợp lý và sáng tạo hơn để tạo cảm giác mới mẻ, thoải mái hơn trong không gian sống của mình.
  • Lưu ý khi làm phần mái: chú ý tới phần mái nhà khi chồng tầng, hãy làm dốc để thoát nước tốt nhất, tránh tình trạng đọng nước, lâu ngày dễ xuất hiện thấm dột trở lại.
  • Lựa chọn vật liệu có chất lượng tốt: việc chồng tầng sẽ khiến nền móng thêm một trọng lượng rất lớn. Do đó, hãy ưu tiên sử dụng các vật liệu nhẹ, có chất lượng tốt để giảm gánh nặng cho móng, đảm bảo tuổi thọ của ngôi nhà. Điều này cần tính toán thật kỹ bởi người có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Xin giấy phép xây dựng ở xã/phường, quận/huyện nơi bạn chuẩn bị xây dựng và muốn xin phép xây dựng. Thời gian được cấp phép đối với công trình không quá 20 ngày làm việc; đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị là 15 ngày làm việc; đối với nhà ở nông thôn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Chuẩn bị trước chỗ ở cho các thành viên trong gia đình nếu việc xây dựng ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của mọi người.
[caption id="attachment_52560" align="aligncenter" width="800"]Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chồng thêm tầng chống thấm cho mái Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chồng thêm tầng chống thấm cho mái[/caption]

Bài viết hữu ích

Các phương pháp chống thấm mái khác

Chồng tầng để chống thấm cho mái nhìn thì thấy khả thi, hiệu quả cao nhưng chi phí thực hiện lại rất lớn, có nhiều vấn đề cần xử lý trước khi tiến hành. Do đó, nhiều người vẫn không chọn giải pháp này.

Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm cách chống thấm cho mái đơn giản, hiệu quả, chi phí tiết kiệm thì xem tiếp bài viết, đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ đã cho ra đời nhiều giải pháp chống thấm từ các loại vật liệu chuyên dụng, trong đó phải kể đến là chống thấm mái bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng, vật liệu gốc Polyurea.

Chống thấm mái bằng vật liệu gốc Polyurethane

Vật liệu chống thấm gốc Polyurethane là lựa chọn lý tưởng cho hạng mục thi công trên máu nhờ khả năng chịu được lựa tác động mạnh. Vật liệu này được dùng để xử lý các sự cố thấm dột do sai/hỏng kết cấu công trình như nứt, vỡ chân tường, cổ trần, nứt móng, nứt tường, mái nhà...

Ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm tốt: đây được xem là vật liệu trơ với nước và hơi ẩm, nên nước mưa, hơi nước trong không khí không để đi qua. Nếu được thi công đúng quy trình, sản phẩm này hoàn toàn có thể đảm bảo hiệu quả chống thấm dài lâu.
  • Độ bám dính cao: bám dính trên nhiều loại chất liệu, đặc biệt là về mặt bê tông. Do đó, tình trạng bong tróc, nứt gãy lớp chống thấm do thời gian hay tác động của thời tiết ít khi xảy ra.
  • Khả năng kháng UV và chịu nhiệt tốt: nhờ tính năng này nên bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng cho mái ngoài trời.
  • Cường độ cơ học cao: khả năng đàn hồi tốt, độ giãn dài có thể lên tới 500%, đảm bảo lớp chống thấm không bị nứt khi xảy ra hiện tượng co giãn. Thích hợp chống thấm cho khu vực bề mặt lộ thiên có đi lại.
  • Thi công dễ dàng: quy trình thi công loại vật liệu này khá đơn giản, không yêu cầu thiết bị phức tạp, thời gian nhanh chóng.
[caption id="attachment_52556" align="aligncenter" width="800"]Vật liệu gốc Polyurethane chống thấm tốt, xử lý vết nứt hiệu quả Vật liệu gốc Polyurethane chống thấm tốt, xử lý vết nứt hiệu quả[/caption]

Chống thấm mái bằng vật liệu gốc Polyurea

Polyurea là vật liệu chống thấm đàn hồi có nguồn gốc từ sản phẩm phản ứng của thành phần isocyanate và hỗn hợp nhựa tổng hợp, bằng liên kết nó tạo ra cấu trúc phân từ không nhạy cảm với độ ẩm do đó Polyurea có khả năng chống thấm cực tốt.

  • Bám dính tốt lên nhiều loại bề mặt xây dựng, đặc biệt là bề mặt bê tông: nhờ đặc tính này giúp lớp màng chống thấm bám chắc lên bề mặt, tránh tình trạng bong tróc nứt vỡ, duy trì lớp màng bảo vệ tối ưu.
  • Cường độ cơ học cao: các sản phẩm polyurea được công nhận các chỉ số như độ giãn dài, đàn hồi cao, đặc biệt phù hợp với bề mặt đi lại nhiều như mái lộ thiên.
  • Chống thấm cực tốt: sau khi thi công tạo nên lớp màng chống thấm kín hoàn toàn, ngăn chặn sự thâm nhập của hơi ẩm.
  • Kháng tia UV, không ngả màu sau nhiều năm: đây là một điểm ưu việt của chống thấm gốc polyurea mà nhiều gốc sản phẩm khác không có được.
  • Lớp sơn không phồng rộp, không xuất hiện lỗ rỗ trên bề mặt trong thời gian ninh kết.
  • Lớp màng chống thấm có thể chịu mưa sớm chỉ sau 2h thi công.

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp thay vì chồng tầng và cần một đơn vị uy tín, Siêu thị chống thấm là một lựa chọn không thể bỏ qua. Với kinh nghiệm lâu năm cùng đội ngũ chuyên gia, thợ thi công lành nghề, các giải pháp chống thấm đa dạng, vật liệu chính hãng, cam kết mang đến sự hài lòng 100% cho khách hàng. Liên hệ hotline 0904 093 533 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn dịch vụ.

Thursday, February 6, 2025

Cách chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà hiệu quả nên áp dụng ngay

 Chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà là cụm từ đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay. Lý do là bởi việc thực hiện chống thấm ở vị trí này thường khó khăn và phức tạp hơn bởi các vấn đề liên quan tới cả hai công trình. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về vấn đề này để quý độc giả cùng tham khảo.

Vì sao cần thực hiện chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà?

Không gian khe tường nhỏ giữa 2 căn nhà thường rất khó quan sát, tuy nhiên chúng có thể là lớn với dòng chảy của nước. Mỗi khi gặp trời mưa nếu không được che chắn ở phía bên trên thì khu vực này nước sẽ chảy xuống. Kéo dài tình trạng có thể gây ra các sự cố thấm dột cho tường ở phía dưới.

Điều đáng lo ngại là với không gian eo hẹp và bí bách ở phía dưới thì nước rất khó để có thể thoát ra được, dẫn tới hiện tượng nước bị ứ đọng lâu dài. Nhất là khi tường của 2 căn nhà che kín khiến ánh nắng không thể chiếu vào, dẫn tới không gian giữa 2 bức tường nhà luôn luôn trong tình trạng ẩm ướt. 

[caption id="attachment_37428" align="aligncenter" width="800"]Khe tiếp giáp 2 nhà cần được xử lý chống thấm để đảm bảo tuổi thọ sử dụng cho công trình Khe tiếp giáp 2 nhà cần được xử lý chống thấm để đảm bảo tuổi thọ sử dụng cho công trình[/caption]

Thêm nữa, nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thường xuyên dẫn tới hơi nước lớn. Đây là một trong những tác nhân làm gia tăng nguy cơ thấm dột ở vị trí khe tiếp giáp giữa 2 nhà. Nếu như công tác xử lý chống thấm khe giữa 2 nhà không được thực hiện, ngôi nhà của bạn có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả: 

  • Gây ra tình trạng thấm dột phần tường nhà phía bên trong, hiện tượng mọc rêu mốc xuất hiện. 
  • Tường nhà bị loang lổ, vết ố, lem màu gây mất thẩm mỹ công trình. 
  • Các thiết bị điện từ treo trên tường hoặc âm tường có nguy cơ hư hỏng. 
  • Gia tăng nguy cơ phát sinh mầm bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. 

Như vậy với những căn cứ đã chỉ ra, bạn đọc đã có thể hiểu vì sao nên thực hiện việc chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà. Do đây là vị trí khó nên việc lựa chọn phương pháp hết sức quan trọng. Một phương pháp phù hợp sẽ đảm bảo tính bền bỉ và lâu dài cho công trình.

[html_block id="47196"]

Cách chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà liền kề cho hiệu quả cao

Khe tiếp giáp 2 nhà thường khá nhỏ, thậm chí có thể không nhìn thấy, vì thế việc thực hiện chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà là hết sức cần thiết và quan trọng. Với từng trường hợp, việc xử lý sẽ có những điểm riêng biệt, dưới đây là thông tin hướng dẫn chi tiết.

Chống thấm khe giáp ranh với trường hợp khe siêu nhỏ và không nhìn thấy

Với các trường hợp chống thấm khe tường siêu nhỏ, thậm chí không nhìn thấy, chủ đầu tư có thể sử dụng màng chống thấm hoặc keo chống thấm khe tường. 

Chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà bằng keo chống thấm

Xử lý khe giữa 2 nhà có độ rộng cực nhỏ, thậm chí với mắt thường bạn khó có thể nhìn thấy thì biện pháp hiệu quả nhất là dùng các hóa chất tạo màng đàn hồi gốc Polymer hoặc sản phẩm cao cấp hơn như Polyurethane để mang lại được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng keo tạo màng gốc acrylic, polymer hoặc silicon,...

Chống thấm khe giữa 2 nhà bằng màng bitum

Đây là biện pháp cho hiệu quả cao tuy nhiên cũng đòi hỏi kỹ thuật cao của người thực hiện, nhất là khi bạn sử dụng màng chống thấm khò nóng. Vì thế, chủ đầu tư nên liên hệ các đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp để được tư vấn và thực hiện biện pháp này. 

[caption id="attachment_37429" align="aligncenter" width="800"]Sử dụng màng bitum để chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà Sử dụng màng bitum để chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà[/caption]
Quy trình Chống thấm khe tiếp giáp bằng màng khò nóng:
  1. Chuẩn bị và Kiểm tra:
    • Đảm bảo khe tiếp giáp sạch sẽ và khô ráo.
    • Kiểm tra màng khò nóng, đảm bảo không có hỏng hóc.
  2. Làm sạch và Làm khô:
    • Rửa sạch khe bằng nước áp lực cao hoặc dung dịch tẩy rửa.
    • Để khe khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy nhiệt.
  3. Tiếp giáp và Tiếp xúc:
    • Đặt màng khò nóng lên khe, đảm bảo lớp nhiệt dẻo hướng vào bề mặt.
  4. Nhiệt kế:
    • Sử dụng nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình làm nóng.
  5. Làm nóng màng:
    • Sử dụng máy nhiệt để làm nóng màng khò. Màng sẽ trở nên dẻo và dính khi nhiệt độ đạt mức yêu cầu.
  6. Áp dụng màng:
    • Đặt màng nóng lên khe, dùng tay hoặc công cụ để đảm bảo màng tiếp xúc chặt với bề mặt.
  7. Kết nối và Nén ép:
    • Khi màng còn nóng, dùng công cụ để kết nối mảnh màng và tạo đường nối vững chắc.
    • Sử dụng cán để nén ép màng, giúp màng khò nóng tiếp xúc tốt với bề mặt.
  8. Kiểm tra và Hoàn thiện:
    • Kiểm tra kỹ màng khò nóng đã được áp dụng chặt chẽ và không có khoảng trống.
    • Nếu cần, sử dụng công cụ để làm sạch và cắt bỏ màng dư thừa.
  9. Kiểm tra chất lượng:
    • Đảm bảo màng đã được áp dụng một cách đồng đều và chắc chắn.
    • Kiểm tra độ kín đáo của khe bằng cách thử nghiệm thấm nước.
  10. Hoàn thiện:
    • Đảm bảo màng khò nóng đã được áp dụng một cách hoàn hảo, bảo vệ khỏi thấm nước và tác động của môi trường.

Lưu ý: Việc thực hiện chống thấm bằng màng khò nóng cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân khi làm việc với nhiệt độ cao.

Những lưu ý khi áp dụng biện pháp chống thấm khe lún nhà liền kề bằng màng bitum như sau:

  • Màng có độ đàn hồi và tính dẻo dai cao nên sẽ có khả năng hồi phục và trám bít phần khe hở cũng như khe lún giữa 2 nền móng, hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng nước gây ra. 
  • Khi thực hiện, nếu như tường hai bên cao bằng nhau, bạn cần phải cạo sạch phần nền sân thượng, vệ sinh vữa thừa và bụi bản. Trường hợp chiều cao của 2 tường khác nhau, bạn nên cạo sạch sàn của phần bên nhà thấp hơn. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ mới có thể đảm bảo tính hiệu quả sau khi thi công chống thấm.

Sử dụng màng khò nóng bitum có chứa các sợi polyester để đảm bảo hiệu quả chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà cao nhất. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thực tế đây là một biện pháp đòi hỏi người thợ thi công phải có tay nghề cao cùng với kinh nghiệm tốt. Vì thế, bạn nên tìm tới các đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp, đảm bảo uy tín và chất lượng. 

[html_block id="47196"]

Chống thấm khe có kích thước 1 - 5 cm

Chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà từ 1-5cm sử dụng kết hợp keo chống thấm và lưới gia cường:

  1. Chuẩn bị và kiểm tra:
    • Làm sạch và kiểm tra khe để đảm bảo bề mặt sạch sẽ và không có vết nứt, lỗ.
  2. Lựa chọn vật liệu:
    • Sử dụng keo chống thấm polyurethane hoặc silicone dẻo dai và lưới gia cường sợi thủy tinh.
  3. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu:
    • Mua sắm vật liệu chống thấm, lưới gia cường, keo silicone, keo polyurethane, và các dụng cụ như cọ, dao cắt, và bàn chải.
  4. Áp dụng lưới gia cường:
    • Áp dụng một lớp mỏng keo chống thấm lên bề mặt khe.
    • Đặt lưới gia cường lên lớp keo còn ướt, đảm bảo lưới bám chặt và trải đều trên toàn bộ khe.
  5. Áp dụng thêm keo chống thấm:
    • Áp dụng thêm một lớp keo chống thấm lên lưới gia cường để bám chặt lưới và tạo lớp chống thấm mạnh mẽ hơn.
  6. Điều chỉnh và bảo vệ lớp lưới:
    • Sử dụng cọ hoặc bàn chải để điều chỉnh lớp lưới, đảm bảo nó được phân bố đồng đều và kín đáo.
  7. Áp dụng lớp chống thấm chịu tia UV (nếu cần):
    • Nếu vùng khe tiếp giáp tiếp xúc với tia UV, hãy sử dụng vật liệu chống thấm chịu được tia UV như silatex hoặc neoroof để phủ lên lớp keo và lưới gia cường.
  8. Kiểm tra và thử nghiệm:
    • Kiểm tra kỹ lưỡng vùng đã xử lý để đảm bảo tính kín đáo và hiệu quả của quá trình chống thấm.
  9. Hoàn thiện (nếu cần):
    • Nếu mong muốn, bạn có thể hoàn thiện bề mặt xung quanh khe để tạo cảm giác thẩm mỹ.

Lưu ý:

  • Luôn tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về cách sử dụng và an toàn khi làm việc với các vật liệu chống thấm.
  • Đối với các công việc lớn hoặc phức tạp hơn, hãy cân nhắc tìm sự tư vấn từ các chuyên gia chống thấm để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của quá trình chống thấm.

Thực tế hiện nay có rất nhiều ngôi nhà được xây dựng từ lâu và khoảng cách giữa 2 nhà từ 1 tới 5 cm. Chuyên gia của Siêu Thị Chống Thấm tư vấn, với những căn nhà dạng này, cách chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà hiệu quả nhất là sử dụng màng bitum, sau đó phủ lên lớp chống thấm chuyên dụng (có thể là Acrylic) để gia tăng hiệu quả chống tia UV. 

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có thể dùng một lớp tôn inox không rỉ ghim vào tường sau đó sử dụng vật liệu chuyên dụng để miết dọc phần tôn đã ghim trước đó. Đánh giá chung cho thấy với các căn nhà được xây dựng từ 3 năm trở lên, khi phần khe lún đã ổn định thì việc giải quyết bằng phương pháp nói trên mang tới tính hiệu quả cao, giúp nhiều công trình được xử lý chống thấm triệt để. 

Chủ đầu tư cần căn cứ vào tình trạng thực tế công trình của mình để đưa ra phương án phù hợp. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn từ các đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh việc xử lý kéo dài, tiền mất tật mang. 

Chống thấm khe tiếp giáp lớn

[html_block id="47196"]

Với các căn nhà có phần khe tiếp giáp lớn thì cách chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà nào đem lại hiệu quả cao nhất. Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm lúc này bởi việc chống thấm là tương đối khó khăn, thậm chí tốn kém chi phí. Trong trường hợp này, nhiều chuyên gia chống thấm cho rằng nên xây dựng các đường thoát ở dạng ½ ống hoặc ¼ ống tròn, độ nghiêng sẽ phụ thuộc vào tình trạng thực tế của các khe tiếp giáp.

[caption id="attachment_37430" align="aligncenter" width="800"]Chống thấm các khe tiếp giáp kích thước lớn có độ khó cao Chống thấm các khe tiếp giáp kích thước lớn có độ khó cao[/caption]
  • Nếu tường giữa 2 căn nhà bằng nhau và phần khe tiếp giáp có độ rộng không quá 10cm: Với tình trạng này, việc xử lý chỉ bằng riêng vật liệu chống thấm thường không đem lại hiệu quả cao nhất. Vì thế, song song với việc sử dụng vật liệu chống thấm, bạn nên thi công tạo lòng máng dạng ½ ống tròn bằng việc quay ngang gạch ở điểm cuối tiếp giáp, tiếp sau đó dùng vữa để tạo vách máng, trát bề mặt và làm chống thấm
  • Trường hợp khe tiếp giáp hẹp, 2 tường không bằng nhau: Khi ấy, thợ thi công cần tạo lòng máng với ¼ ống tròn bằng vữa, gạch vụ hoặc vật liệu khác như tôn chống thấm,...

Bài viết liên quan:

Dịch vụ chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà uy tín tại Siêu Thị Chống Thấm

Rõ ràng việc chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà là hạng mục phức tạp, đòi hỏi phải được tư vấn và thực hiện bởi các đơn vị thi công chuyên nghiệp. Thực tế hiện nay trên cả nước, số lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ thi công chống thấm khá đa dạng, phong phú. Dù việc lựa chọn sẽ dễ dàng hơn nhưng đâu là đơn vị chuyên nghiệp, uy tín thì không phải ai cũng biết. 

Với bề dày gần 20 năm kinh nghiệm trong thi công chống thấm, Siêu Thị Chống Thấm được đông đảo khách hàng dọc ba miền bắc - trung - nam tin tưởng lựa chọn, đánh giá cao về chất lượng các công trình. Công ty sở hữu hàng loạt những ưu điểm vượt trội để khách hàng có thể yên tâm đặt niềm tin.

[caption id="attachment_37431" align="aligncenter" width="800"]Siêu Thị Chống Thấm sở hữu đội ngũ nhân lực chất lượng cao Siêu Thị Chống Thấm sở hữu đội ngũ nhân lực chất lượng cao[/caption]

[html_block id="47196"]

Về đội ngũ nhân lực: Siêu Thị Chống Thấm sở hữu các kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo chính quy và bài bản. Vì thế, bất kỳ khách hàng nào liên hệ tư vấn dịch vụ tại Siêu Thị Chống Thấm đều sẽ nhận được những phương án phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất trong chống thấm.

Chưa hết, thợ thi công của đơn vị là những người giàu kinh nghiệm, từng trực tiếp thi công và xử lý rất nhiều công trình phức tạp, độ khó cao. Với những gì đã tích lũy được, chắc chắn đội ngũ thợ lành nghề sẽ đem đến cho khách hàng các công trình đạt hiệu quả cao. Khách hàng có thể xem thêm video hướng dẫn chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà tại đây ==> STCT Reels

Về vật liệu cung cấp: Các vật liệu chống thấm được Siêu Thị Chống Thấm mang tới cho khách hàng 100% đảm bảo chất lượng, chính hãng. Trước khi đến tay khách hàng, sản phẩm được kiểm tra kỹ càng bởi đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Vật liệu có đầy đủ giấy tờ nhằm chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như các thành phần của sản phẩm. 

Về chính sách hỗ trợ: Hệ thống Siêu Thị Chống Thấm thường xuyên có các chương trình khuyến mãi nhằm trợ giá tối đa cho đông đảo khách hàng. Với những khách hàng lâu năm, đơn vị sẽ thực hiện chính sách chiết khấu ưu đãi dành riêng. 

Khi tới với công ty, khách hàng sẽ được tư vấn các giải pháp chống thấm hàng đầu hiện nay dành cho hạng mục chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà nói riêng và chống thấm công trình xây dựng nói chung. Một phương pháp phù hợp cùng quá trình thi công cẩn trọng, tỉ mỉ chắc chắn sẽ mang tới công trình chất lượng, bền bỉ về tuổi thọ, nổi bật về tính thẩm mỹ, chính xác về yêu cầu kỹ thuật. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới cách chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà được tư vấn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều hiểu biết bổ ích, giúp bạn đọc tìm ra được phương pháp phù hợp nhất với công trình của mình.

Thursday, December 12, 2024

Chống thấm mái trong suốt Neodur FT Clear: Giải pháp ưu việt cho bề mặt lát gạch

 Chống thấm mái trong suốt là quá trình áp dụng vật liệu chống thấm đặc biệt lên bề mặt mái nhà để ngăn chặn sự xâm nhập của nước, mà không làm mất đi tính thẩm mỹ và vẻ đẹp của mái. Đây thường là giải pháp lý tưởng cho bề mặt gạch lát, bảo vệ công trình khỏi các vấn đề liên quan đến thấm dột, giữ cho mái luôn sáng bóng. Một trong những vật liệu chống thấm mái trong suốt nổi bật, được ưa chuộng hiện nay chính là Neodur FT Clear đến từ thương hiệu Neotex - Hy Lạp.

Lợi ích khi sử dụng vật liệu chống thấm mái trong suốt

Chống thấm trong suốt không chỉ mang lại hiệu quả chống thấm vượt trội mà còn nâng cao giá trị thẩm mỹ cho công trình. Lớp phủ trong suốt vừa có tác dụng bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của nước, vừa không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nền gạch. Đây được xem là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn kết hợp giữa chức năng chống thấm và tính thẩm mỹ cho các công trình xây dựng, sửa chữa.

Không chỉ có vậy, sử dụng vật liệu chống thấm trong suốt còn có khả năng chống tia UV, mưa gió, các yếu tố môi trường khác. Từ đó duy trì được độ bền cũng như chất lượng của mái nhà. Một số loại vật liệu còn có khả năng cách nhiệt, giữ cho không gian bên dưới luôn mát mẻ, tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí cho hệ thống điều hòa nhiệt độ.

Neodur FT Clear - Vật liệu chống thấm mái trong suốt số 1

Nếu quý vị đang tìm kiếm giải pháp chống thấm mái nhưng không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của bề mặt, Neodur FT Clear chính là sự lựa chọn số 1. So với các vật liệu chống thấm khác, Neodur FT Clear sở hữu nhiều đặc tính ưu việt và nổi trội như:

[caption id="attachment_50635" align="aligncenter" width="1000"]Neodur FT Clear - Giải pháp chống thấm trong suốt với nhiều đặc tính ưu việt Neodur FT Clear - Giải pháp chống thấm trong suốt với nhiều đặc tính ưu việt[/caption]

Khả năng chống thấm hoàn hảo

Với khả năng chống thấm vượt trội, Neodur FT Clear không hấp thụ nước, ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước vào bề mặt. Vừa bảo vệ tối đa bề mặt khỏi các vấn đề thấm nước gây ra như: ố màu, phồng rộp,... vừa duy trì sự ổn định và bền vững cho công trình. Cũng nhờ đặc tính không hấp thụ nước, sản phẩm giữ cho bề mặt luôn ở trạng thái tốt nhất.

Tạo lớp màng trong suốt, tăng thẩm mỹ

Neodur FT Clear tạo lớp màng trong suốt, giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên của bề mặt gốc. Cho dù là trên nền gạch đỏ, gạch men hay đá tự nhiên, lớp phủ này không chỉ bảo vệ mà còn tôn lên giá trị thẩm mỹ. Đây là giải pháp lý tưởng cho những khu vực cần sự kết hợp giữa tính năng chống thấm và yêu cầu cao về mỹ quan.

[caption id="attachment_50636" align="aligncenter" width="800"] Tạo lớp màng trong suốt, đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ[/caption]

Chống bức xạ UV và ố vàng cao

Neodur FT Clear không chỉ bảo vệ bề mặt khỏi tia UV mà còn ngăn ngừa hiện tượng ố vàng theo thời gian. Điều này giúp duy trì sự bền vững của bề mặt, đặc biệt là trong những môi trường tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Với Neodur FT Clear, lớp gạch men lát ban công và mái nhà được bảo vệ tối ưu, duy trì sự bền vững và thẩm mỹ lâu dài.

Chịu mài mòn, ứng suất cơ học cao

Neodur FT Clear không chỉ là giải pháp chống thấm hiệu quả mà còn cung cấp khả năng bảo vệ vượt trội trước tác động cơ học. Sản phẩm được thiết kế đặc biệt, chịu được mài mòn và ứng suất cơ học cao, bảo vệ bề mặt khỏi sự cố trầy xước, hao mòn do sử dụng lâu dài. Điều này không chỉ đảm bảo độ bền của bề mặt mà còn kéo dài tuổi thọ công trình, giữ cho mặt nền luôn ở trạng thái tốt nhất.

[caption id="attachment_50634" align="aligncenter" width="800"]Neodur FT Clear cung cấp khả năng bảo vệ vượt trội trước tác động cơ học Neodur FT Clear cung cấp khả năng bảo vệ vượt trội trước tác động cơ học[/caption]

Bề mặt cuối cùng không phồng rộp

Một trong những ưu điểm nổi bật của Neodur FT Clear là lớp màng cuối cùng không bị phồng rộp. Mang lại sự ổn định tuyệt vời cho màng chống thấm cuối cùng, không bị phồng rộp dù phải chịu sự thay đổi đột ngột do biến đổi thời tiết và nhiệt độ. Đảm bảo bề mặt không bị biến dạng, duy trì chất lượng và thẩm mỹ tối ưu cho công trình.

Khô nhanh (khô để sơn lớp kế tiếp trong 5 giờ)

Neodur FT Clear không chỉ khô nhanh mà còn cho phép sơn lớp kế tiếp chỉ sau 5 giờ. Không chỉ tối ưu hóa thời gian thi công mà còn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công việc; không làm ảnh hưởng đến chất lượng lớp chống thấm. Đây là lý do khiến sản phẩm được nhiều chủ đầu tư lựa chọn sử dụng cho các công trình, dự án của mình. 

Quy trình thi công chống thấm mái lộ thiên sử dụng Neodur FT Clear

Thực hiện đúng quy trình thi công Neodur FT Clear chống thấm mái lộ thiên mang đến nhiều lợi ích như: đảm bảo hiệu quả chống thấm, ngăn ngừa sự cố, tăng tuổi thọ công trình, đảm bảo tính thẩm mỹ,... Các bước chống thấm mái lộ thiên sử dụng Neodur FT Clear cụ thể như sau:

    Mặt cắt mô phỏng quy trình chống thấm mái trong suốt
  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt trước khi thi công. Bề mặt phải sạch, khô (độ ẩm nền < 4%). Sửa chữa bề mặt, lấp đầy các lỗ rỗng/ khoảng trống và làm phẳng bề mặt bằng bột bả Neodur FT Putty aliphatic polyasparc polyasparc đóng rắn nhanh.
  • Bước 2: Quét lót Neosil bond (nguyên chất) định mức 50ml/ m²/ lớp. Neosil bond giúp kích hoạt sự bám dính của vật liệu lót và vật liệu phủ trên bề mặt vô cơ như gạch men.
  • Bước 3: Trộn thành phần A & B theo tỷ lệ (1A: 1B theo trọng lượng) và khuấy kỹ bằng máy chuyên dụng ở tốc độ chậm từ 2 - 3 phút cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
  • Bước 4: Tiến hành thi công lớp phủ thứ 1 (nguyên chất), định mức 0.35 kg/m² sau khi lớp lót kết thúc 2 - 6 giờ.
  • Bước 5: Thi công lớp phủ thứ 2 (nguyên chất) sau khi lớp 1 đã thi công được 5 giờ (25°C, RH50%), định mức khuyến nghị là 0.35 kg/m².
  • Bước 6: Ngâm nước nghiệm thu công trình sau 7 ngày khi vật liệu đông kết hoàn toàn.

Lưu ý đặc biệt khi thi công chống thấm mái trong suốt Neodur FT Clear

  • Không thi công Neodur FT Clear trong điều kiện ẩm ướt, dưới trời mưa hoặc dụ báo có mưa.
  • Chú ý không quấy kỹ sản phẩm để tránh tình trạng không khí lọt vào. Sau khi khuấy đều hỗn hợp, nên thi công ngay để tránh nhiệt độ cao và tránh sự trùng hợp bên trong thùng chứa.
  • Mỗi lớp Neodur FT Clear tiếp theo cần được thi công theo hướng thẳng đứng hoặc khác hướng so với lớp chống thấm trước đó.
  • Nếu đã hơn 24 giờ kể từ khi thi công Neosil Bond mà không quét phủ chống thấm lên bề mặt, quy trình này cần phải được lặp lại.
  • Tuyệt đối không ngâm nước khi vật liệu chưa đông kết hoàn toàn (sau 7 ngày, độ ẩm không khí < 80%).
[caption id="attachment_50633" align="aligncenter" width="800"]Nên sử dụng Neosil Bond trước khi thi công chống thấm Neodur FT Clear Nên sử dụng Neosil Bond trước khi thi công chống thấm Neodur FT Clear[/caption]

Đơn vị nào cung cấp dịch vụ chống thấm mái trong suốt uy tín?

Quý vị đang có nhu cầu thuê dịch vụ chống thấm mái trong suốt nhưng chưa biết đơn vị nào để đảm bảo cả về chất lượng, giá thành? Siêu Thị Chống Thấm chính là sự lựa chọn lý tưởng, đáng tin cậy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành chống thấm, Siêu Thị Chống Thấm không chỉ cung cấp các giải pháp chống thấm mái trong suốt chất lượng cao mà còn cam kết dịch vụ thi công chuyên nghiệp.

Đơn vị luôn cập nhật công nghệ hiện đại vào quy trình thi công, bảo vệ mái nhà một cách hiệu quả mà không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của bề mặt. Đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với sự tận tâm và chu đáo nhất. Đến với Siêu Thị Chống Thấm, quý khách sẽ được hỗ trợ, tư vấn tận tình về giải pháp chống thấm phù hợp nhất với yêu cầu và ngân sách.

Hãy liên hệ với Siêu Thị Chống Thấm qua hotline 0904 093 533 để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá hợp lý nhất cho dịch vụ chống thấm mái trong suốt. Đơn vị cam kết mang đến sự hài lòng tối đa và bảo vệ sự bền vững cho mọi công trình. 

Tham khảo thêm bài viết hữu ích:

Thursday, December 5, 2024

Khắc phục tình trạng nứt chân tường bao triệt để

 Nứt chân tường bao không chỉ là ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của căn nhà. Nó còn là dấu hiệu cho thấy căn nhà đang gặp phải những vấn đề cấu trúc nghiêm trọng. Điều đó ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân dẫn tới nứt tường. Đồng thời có những giải pháp cho vấn đề này.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt chân tường bao

Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng nứt chân tường. Tuy nhiên, trước khi muốn khắc phục thì mọi người nên nắm rõ nguyên nhân tại sao chân tường lại nứt. Việc nắm rõ nguyên nhân giúp chúng ta có những biện pháp khắc phục và phòng nứt cho những lần tiếp theo. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng nứt chân tường.

Do co ngót của vật liệu xây dựng

Một trong những nguyên nhân nứt chân tường sân thượng phổ biến là sự co ngót của các vật liệu như bê tông và vữa khi chúng khô lại sau khi xây dựng. Khi bê tông và vữa co lại, chúng có thể tạo ra những ứng suất kéo mạnh mẽ trên bề mặt tường, gây ra hiện tượng nứt. Đặc biệt, nếu vật liệu không đạt tiêu chuẩn hoặc quá trình thi công không đảm bảo, khả năng nứt sẽ cao hơn.

Độ lún không đều của nền móng

Nền móng là yếu tố quan trọng quyết định độ bền vững của công trình. Khi nền móng không ổn định hoặc bị lún không đều, áp lực sẽ tác động lên tường khiến chúng bị nứt. Các khu vực có nền đất yếu, đất sét hoặc bùn thường có nguy cơ xảy ra hiện tượng lún không đều cao hơn.

Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết

Thời tiết thay đổi cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến công trình xây dựng. Sự co giãn nhiệt độ, sự thay đổi độ ẩm hoặc thậm chí tác động của mưa và nắng có thể gây ra áp lực lớn lên bề mặt tường, làm cho các vết nứt xuất hiện. Những công trình xây dựng ở khu vực có thời tiết khắc nghiệt thường dễ xuất hiện tình trạng nứt nẻ hơn.

Kết cấu xây dựng không hợp lý

Nếu kết cấu tường không được thiết kế đúng cách hoặc thiếu các biện pháp gia cố cần thiết, nó sẽ dễ dàng bị nứt khi gặp phải các yếu tố bên ngoài tác động. Việc không sử dụng đủ thép gia cố hoặc không tạo khe co giãn hợp lý có thể dẫn đến hiện tượng nứt ở chân tường.

[caption id="attachment_51834" align="aligncenter" width="800"]Tình trạng nứt chân tường do rất nhiều nguyên nhân gây nên Tình trạng nứt chân tường do rất nhiều nguyên nhân gây nên[/caption]

Phân loại các loại vết nứt và cách khắc phục

Nứt chân tường bao ảnh hưởng tới thẩm mỹ và cả độ chống thấm của căn nhà nữa. Tuy nhiên, nứt chân tường cũng có rất nhiều kiểu, nhiều loại. Mỗi loại sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Để khắc phục tình trạng nứt hiệu quả thì mọi người cũng cần đánh giá được mức độ của vết nứt để từ đó có thể có những phương án xử lý phù hợp. Dưới đây là phần phân loại vết nứt và những cách xử lý phù hợp với từng mức độ của vết nứt.

Vết nứt nhỏ

Vết nứt nhỏ có chiều rộng dưới 0.5 mm và thường chỉ ảnh hưởng đến lớp vữa bên ngoài tường. Loại vết nứt này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc của công trình và có thể khắc phục dễ dàng bằng các biện pháp xử lý bề mặt.

Cách khắc phục các vết nứt nhỏ như sau:

  • Vệ sinh bề mặt: Sử dụng bàn chải thép hoặc dao cạo để làm sạch khu vực có vết nứt, đảm bảo không còn bụi bẩn hoặc mảnh vụn.
  • Sử dụng keo chít chuyên dụng: Áp dụng keo chít nứt (thường là keo epoxy) vào vết nứt để tạo độ kết dính và che phủ vết nứt. Keo chít nứt có khả năng co giãn và đàn hồi, phù hợp với các vết nứt nhỏ do ảnh hưởng của thời tiết.
  • Sơn phủ bảo vệ: Sau khi keo chít đã khô, sơn phủ một lớp sơn chống thấm để bảo vệ bề mặt khỏi các tác động của thời tiết.

Vết nứt trung bình

Đối với vết nứt trung bình có chiều rộng từ 0.5 mm đến 2 mm và thường xuyên xuất hiện trên cả bề mặt tường và lớp vữa. Vết nứt trung bình cần được xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng vì chúng có thể là dấu hiệu của sự lún móng hoặc những vấn đề liên quan đến kết cấu.

Cách khắc phục vết nứt trung bình thì sẽ phức tạp hơn vết nứt nhỏ một chút. Cụ thể như sau:

  • Mở rộng vết nứt: Sử dụng dụng cụ để mở rộng vết nứt thêm khoảng 1-2 mm để dễ dàng đưa vật liệu vào trong. Việc này giúp gia tăng khả năng kết dính và độ bền của lớp vật liệu sửa chữa.
  • Sử dụng vật liệu gia cố: Bơm keo epoxy hoặc vữa chống thấm vào vết nứt, sau đó phủ lớp lưới thép hoặc lưới sợi thủy tinh lên để tăng cường độ bền. Lưới gia cố giúp vết nứt không tái xuất hiện và tăng cường khả năng chịu lực của tường.
  • Phủ lớp vữa bảo vệ: Sau khi vật liệu gia cố đã khô, phủ một lớp vữa bảo vệ bên ngoài để làm phẳng bề mặt và tăng độ thẩm mỹ cho tường.

Vết nứt lớn

Vết nứt lớn là vết nứt có chiều rộng trên 2mm và thường xuyên kéo dài dọc theo bề mặt tường. Những vết nứt lớn này là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng về sự suy yếu của công trình. Các vết nứt lớn cần được khắc phục triệt để bằng các biện pháp gia cố để đảm bảo an toàn cho công trình.

Vết nứt lớn là vết nứt nghiêm trọng nhất. Để khắc phục tình trạng này, mọi người cần:

  • Kiểm tra độ ổn định của nền móng: Vết nứt lớn thường là dấu hiệu của vấn đề lún móng hoặc vấn đề kết cấu nghiêm trọng. Do đó, trước khi khắc phục, cần kiểm tra độ ổn định của nền móng. Nếu phát hiện lún móng, cần tiến hành gia cố nền móng trước.
  • Bơm vật liệu gia cố áp lực cao: Sử dụng keo epoxy hoặc vữa gốc xi măng có độ bám dính cao để bơm vào các vết nứt. Biện pháp này đảm bảo các vết nứt chân tường bao lớn được liên kết chặt chẽ và không còn nguy cơ bị tách rời.
  • Gia cố bằng thép hoặc thanh cốt thép: Đối với các vết nứt lớn trên tường chịu tải, cần bổ sung thêm thanh cốt thép hoặc khung thép để tăng cường độ bền. Thanh cốt thép giúp giảm tải trọng lên bề mặt tường, ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ tái diễn.
  • Phủ lớp vữa chống thấm: Sau khi đã gia cố vết nứt và tường bằng thép, phủ một lớp vữa chống thấm lên bề mặt để đảm bảo tường không bị thấm nước từ bên ngoài.
[caption id="attachment_51836" align="aligncenter" width="800"]Cần đánh giá được mức độ của vết nứt để tìm ra phương án xử lý phù hợp Cần đánh giá được mức độ của vết nứt chân tường bao để tìm ra phương án xử lý phù hợp[/caption]

Bài viết hữu ích

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng nứt chân tường

"Phòng hơn chữa" – câu nói này đúng trong mọi trường hợp. Phòng ngừa là biện pháp tốt nhất để tránh tình trạng nứt chân tường bao. Dưới đây là một số phương pháp giúp ngăn ngừa hiện tượng này từ khi thi công.

Sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng

Đảm bảo chọn các vật liệu xây dựng đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao, đặc biệt là bê tông, vữa và thép gia cố. Vật liệu chất lượng sẽ giúp tăng độ bền cho công trình và giảm thiểu khả năng xảy ra hiện tượng nứt nẻ.

Gia cố nền móng trước khi xây dựng

Đối với các khu vực có nền đất yếu, cần gia cố nền móng bằng các biện pháp như sử dụng cọc khoan nhồi, cọc ép, hoặc nền móng băng để đảm bảo độ ổn định. Một nền móng vững chắc sẽ giảm thiểu hiện tượng lún không đều và tình trạng nứt nẻ trên tường.

Thiết kế khe co giãn hợp lý

Trong quá trình thiết kế, cần đảm bảo các khe co giãn được bố trí hợp lý để giảm bớt tác động của sự thay đổi nhiệt độ lên tường. Khe co giãn sẽ giúp bề mặt tường không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng co giãn nhiệt, hạn chế nứt chân tường bao quanh.

Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ

Ngay cả sau khi công trình đã hoàn thiện, việc kiểm tra và bảo trì định kỳ là điều cần thiết. Thường xuyên kiểm tra các bề mặt tường để phát hiện sớm vấn đề. Từ đó có những phương án khắc phục phù hợp.

[caption id="attachment_51835" align="aligncenter" width="800"]Thường xuyên kiểm tra bề mặt tường để phát hiện sớm vấn đề Thường xuyên kiểm tra bề mặt tường để phát hiện sớm vấn đề[/caption]

Nói tóm lại, việc nứt chân tường chứng tỏ căn nhà cần được áp dụng biện pháp xử lý tốt nhất. Vì nó cũng ảnh hưởng tới khả năng chống thấm chân tường sân thượng nói riêng và của toàn bộ căn nhà nói chung. Nếu không được khắc phục kịp thời, nó có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo công trình luôn bền vững theo thời gian, nên có phương án chống thấm ngay từ đầu. Quý vị cần tư vấn về vật liệu, phương pháp chống thấm chất lượng, liên hệ ngay Siêu Thị Chống Thấm qua hotline 0904 093 533 để được hỗ trợ.

Hướng dẫn chi tiết cách thoát nước sân thượng hiệu quả, chống thấm dột lâu dài

Sân thượng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với mưa và các tác động của thời tiết, nên nếu hệ thống thoát nước không được thiết kế và thi công đúng cách, sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng nước, thấm dột và hư hỏng công trình. Dưới đây là các bước chi tiết giúp bạn giải quyết triệt để vấn đề này.


1. Đánh giá hiện trạng sân thượng

Trước khi thực hiện các biện pháp thoát nước, cần đánh giá tổng quan sân thượng:

  • Độ dốc: Kiểm tra xem bề mặt sân thượng có độ dốc phù hợp để nước chảy về điểm thoát hay không.
  • Hệ thống thoát nước: Xác định vị trí và tình trạng của ống thoát nước hiện có.
  • Khe hở và vết nứt: Ghi nhận các khu vực dễ thấm dột hoặc bị ứ nước.

2. Thiết kế độ dốc hợp lý

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc thoát nước sân thượng là thiết kế độ dốc phù hợp.

  • Độ dốc lý tưởng: Thông thường, độ dốc bề mặt sân thượng nên từ 1% đến 3% (1m chiều dài giảm 1-3cm độ cao).
  • Hướng dốc: Đảm bảo toàn bộ bề mặt sân thượng được dốc về phía miệng cống thoát nước.

3. Lắp đặt hoặc cải thiện hệ thống thoát nước

Lựa chọn vị trí cống thoát nước

  • Vị trí cống thoát nước phải đặt ở khu vực thấp nhất của sân thượng.
  • Có thể bố trí nhiều miệng thoát nước ở các khu vực lớn để tránh quá tải.

Lựa chọn loại ống thoát nước

  • Sử dụng ống có đường kính đủ lớn (tối thiểu 90mm) để tránh tắc nghẽn.
  • Nếu hệ thống cũ bị hư hỏng, hãy thay thế ống mới với chất liệu nhựa PVC chống ăn mòn và chịu được áp lực.

Lắp đặt lưới chắn rác

  • Gắn lưới chắn rác trên miệng thoát nước để ngăn lá cây và rác thải làm tắc nghẽn.

4. Chống thấm bề mặt sân thượng

Để bảo vệ bề mặt sân thượng khỏi nguy cơ thấm nước, cần thực hiện các biện pháp chống thấm hiệu quả:

  • Lớp chống thấm gốc xi măng: Sử dụng vật liệu chống thấm như Sika hoặc Kova để tạo lớp phủ kín trên bề mặt.
  • Sơn phủ chống thấm: Sơn thêm lớp phủ chống thấm gốc nhựa Acrylic để tăng độ bền và khả năng chống thấm.
  • Gia cố các khe nứt: Trám bít các vết nứt bằng keo chống thấm hoặc vữa xi măng chuyên dụng.

5. Kiểm tra và bảo trì định kỳ

Kiểm tra định kỳ

  • Định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra hệ thống thoát nước để đảm bảo không có vật cản.
  • Xem xét bề mặt sân thượng có bị nứt hoặc bong tróc không.

Làm sạch miệng cống thoát nước

  • Loại bỏ lá cây, rác thải và bụi bẩn tích tụ trong miệng cống.
  • Sử dụng nước áp lực cao để làm sạch đường ống nếu cần thiết.

6. Hệ thống bổ sung (nếu cần)

Trong một số trường hợp, bạn có thể cân nhắc các giải pháp bổ sung:

  • Máy bơm thoát nước tự động: Phù hợp với các sân thượng có diện tích lớn hoặc lượng nước mưa quá nhiều.
  • Hệ thống thoát nước tràn: Giúp giảm tải khi hệ thống chính bị tắc nghẽn.

7. Những lưu ý quan trọng

  • Không sử dụng gạch lát sân thượng có độ nhám quá cao vì chúng dễ giữ nước.
  • Tránh để các vật dụng nặng chặn miệng cống thoát nước.
  • Thi công cẩn thận các mối nối ống thoát nước để tránh rò rỉ.

Việc thoát nước hiệu quả trên sân thượng không chỉ giúp bảo vệ kết cấu mái nhà mà còn nâng cao tuổi thọ công trình, tiết kiệm chi phí sửa chữa trong tương lai. Nếu cần hỗ trợ chi tiết hoặc dịch vụ chuyên nghiệp, hãy liên hệ với các đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng công trình.

Friday, November 22, 2024

Neotex Silatex Reflect – Giải pháp chống thấm tường ngoại thất hoàn hảo

Chống thấm tường ngoại thất cần phải được thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ để ngăn ngừa tình trạng thấm dột và nứt tường. Việc này không chỉ giúp bảo vệ cấu trúc công trình mà còn duy trì độ bền đẹp của ngôi nhà theo thời gian. Tuy nhiên, việc lựa chọn vật liệu chống thấm nào phù hợp để sử dụng cho tường ngoài không phải ai cũng biết. Trong phạm vi bài viết này, Siêu Thị Chống Thấm sẽ chia sẻ đến quý vị vật liệu chống thấm toàn diện dành riêng cho tường ngoài - Neotex Silatex Reflect.

Vai trò của việc chống thấm tường ngoại thất

Chống thấm tường ngoài là yếu tố quan trọng đối với các công trình xây dựng nhưng thường bị bỏ qua. Bức tường ngoài không chỉ phải chịu tác động của thời tiết như mưa, nắng mà còn phải đối mặt với sự thấm nước từ các nguồn khác như ống dẫn, đường ống, bể chứa nước. Nếu không được chống thấm đầy đủ và đúng cách, tường ngoài sẽ xuống cấp nhanh chóng, ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình.

[caption id="attachment_50932" align="aligncenter" width="800"]Chống thấm tường ngoài, mặt tiền là cần thiết để bảo vệ toàn bộ công trình Chống thấm tường ngoài, mặt tiền là cần thiết để bảo vệ toàn bộ công trình[/caption]

Để thấy rõ được vai trò của việc chống thấm tường ngoại thất, chúng ta có thể điểm qua một số lợi ích thiết thực như:

Tăng tuổi thọ cho tường

Lớp chống thấm không chỉ bảo vệ tường mà còn duy trì sự ổn định cấu trúc của công trình; tăng cường độ bền và khả năng chống chịu với tác động từ môi trường bên ngoài. Giúp kéo dài tuổi thọ cho các bức tường, ngăn ngừa sự hình thành của nấm mốc và rêu do sự xâm nhập của nước. Điều này cũng góp phần tăng độ bền cho công trình, giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.

Nâng cao giá trị và thẩm mỹ

Bề mặt tường ngoại thất không bị ố vàng, nứt nẻ hay phai màu nhờ được bảo vệ bởi lớp chống thấm sẽ giữ được vẻ đẹp lâu dài. Bên cạnh đó, thực hiện chống thấm cho tường từ sớm cũng sẽ giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa đáng kể. Đồng thời tránh được những sự cố nghiêm trọng xảy ra, bảo vệ chất lượng ngôi nhà trong nhiều năm. 

Bảo vệ sức khỏe con người

Nước thấm qua tường không chỉ gây ẩm ướt và hư hỏng bề mặt, mà còn tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Nấm mốc không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn do tiếp xúc với bào tử nấm mốc trong thời gian dài.

Neotex Silatex Reflect - Giải pháp chống thấm hoàn hảo cho tường ngoại thất

Việc chống thấm tường ngoại thất cần được thực hiện một cách toàn diện và bài bản, bao gồm chọn vật liệu phù hợp, áp dụng đúng kỹ thuật thi công, bảo trì định kỳ,... Chỉ có như vậy mới đảm bảo được sự bền bỉ và an toàn cho công trình xây dựng. Theo đó, Silatex Reflect là vật liệu chống thấm chống nóng chuyên biệt dành riêng cho tường ngoài và mặt tiền với nhiều đặc tính vượt trội như:

[caption id="attachment_50931" align="aligncenter" width="800"]Silatex Reflect - Giải pháp chống thấm hoàn hảo cho tường ngoại thất Silatex Reflect - Giải pháp chống thấm hoàn hảo cho tường ngoại thất[/caption]

Khả năng thoát hơi ẩm

Sử dụng Silatex Reflect giúp mặt tường luôn duy trì tình trạng khô ráo bằng cách tối ưu khả năng thoát hơi ẩm nhanh. Lớp phủ chống thấm tạo rào cản chống lại sự xâm nhập của nước và hơi ẩm từ bên ngoài. Đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ của hơi ẩm trên bề mặt tường, yếu tố này cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn sự hình thành của nấm mốc.

Tăng cường độ bóng

Silatex Reflect là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn mang lại vẻ ngoài sáng bóng cho tường ngoài và mặt tiền công trình. Độ bóng của sản phẩm không chỉ tạo điểm nhấn thu hút mà còn giúp bề mặt dễ dàng vệ sinh, duy trì vẻ đẹp lâu dài. Vừa tăng cường tính thẩm mỹ, vừa bảo vệ bề mặt khỏi yếu tố môi trường, đảm bảo công trình luôn giữ được vẻ đẹp hoàn hảo.

Kháng bức xạ UV

Khả năng kháng bức xạ UV của Silatex Reflect giúp tường ngoài trời luôn bền màu và đẹp như mới. Lớp phủ này giúp bảo vệ bề mặt khỏi tia cực tím, ngăn chặn sự phai màu, duy trì vẻ ngoài bền đẹp cho công trình qua nhiều năm. Sự kết hợp giữ độ bóng cao và khả năng chống tia UV làm cho Silatex Reflect trở thành giải pháp bảo vệ toàn diện cho tường ngoài và mặt tiền công trình.

Định mức tiêu thụ thấp

Chống thấm chống nóng Silatex Reflect có định mức tiêu thụ thấp, giúp tiết kiệm chi phí vật liệu nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Với khả năng che phủ tốt, chỉ cần sử dụng 0.26 - 0.28 kg/m²/2 lớp là có thể tạo lớp màng bảo vệ bền bỉ. Vì thế Silatex Reflect trở thành lựa chọn kinh tế cho các công trình lớp, giúp tối ưu hóa quy quá trình thi công.

Cách nhiệt tốt

Ngoài ra, Silatex Reflect còn nổi bật với tính năng cách nhiệt tốt, giảm đáng kể nhiệt độ cho bề mặt tường ngoài. Cũng nhờ khả năng phản xạ ánh nắng mặt trời, sản phẩm ngăn chặn việc truyền nhiệt vào bên trong tường, duy trì không gian mát mẻ, tiết kiệm năng lượng. Đây được xem là giải pháp lý tưởng cho các công trình yêu cầu khả năng cách nhiệt, đặc biệt là khu vực có khí hậu nóng bức.

Quy trình thực hiện Silatex Reflect chống thấm tường ngoại thất

Quy trình thi công Silatex Reflect để chống thấm tường ngoại thất cần được thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết để đạt kết quả tốt nhất, kéo dài tuổi thọ công trình.

[caption id="attachment_50933" align="aligncenter" width="800"]Mặt cắt mô phỏng cấu tạo hệ thống chống thấm Mặt cắt mô phỏng cấu tạo hệ thống chống thấm[/caption]

Chuẩn bị bề mặt

  • Làm sạch bề mặt tường, loại bỏ bụi bẩn, các tạp chất khác, đảm bảo độ bám dính tốt cho lớp chống thấm.
  • Xử lý, trám vá, sửa chữa các vết nứt (nếu có) bằng vữa Neorep và keo trám khe BS8620. 
  • Độ ẩm bề mặt <6%, không khí <70% mới đảm bảo điều kiện thi công.

Thi công chống thấm

  • Pha vật liệu lót Revinex với nước theo tỷ lệ 1:4, khuấy đều. Quét đều lên bề mặt tường để tăng độ bám dính tạo lớp nền vững chắc cho các lớp phủ chống thấm tường tiếp theo.
  • Sau khi lớp lót đã kết thúc được 2 giờ. Tiếp tục pha Silatex Reflect với 5% nước, dùng chổi quét hoặc con lăn phủ đều lớp chống thấm thứ nhất lên bề mặt tường (định mức 0.13 - 0.14 kg/m²). 
  • Tiến hành thi công lớp phủ thứ 2 (nguyên chất) với định mức 0.13 - 0.14 kg/m², sau khi lớp thứ nhất đã thi công được 24 giờ.
  • Thực hiện xong các bước trên là hoàn thiện chống thấm tường. Vật liệu Silatex Reflect sẽ đông kết hoàn toàn sau 7 ngày là có thể nghiệm thu công trình.
[caption id="attachment_50934" align="aligncenter" width="800"]Thi công chống thấm tường ngoài sử dụng Silatex Reflect Thi công chống thấm tường ngoài sử dụng Silatex Reflect[/caption]

Lưu ý khi thi công

  • Không thi công Silatex Reflect khi trời đang mưa hoặc dự báo có mưa.
  • Trong điều kiện không có nắng, quá trình đóng rắn của màng chống thấm sẽ mất nhiều thời gian hơn và bề mặt vẫn dính trong thời gian dài hơn.
  • Khuyến nghị Silatex Reflect chỉ nên dùng cho bề mặt bên ngoài tiếp xúc với bức xạ UV (không phải trong không gian nội thất/ kín).
  • Không dành cho ứng dụng trên các bề mặt không tiếp xúc với tia cực tím.
  • Đối với mặt tường cũ, nên thi công nhiều lớp bổ sung để đảm bảo độ che phủ hết lên bề mặt.

Chống thấm tường ngoại thất sử dụng Silatex Reflect - Liên hệ Siêu Thị Chống Thấm

Chống thấm tường ngoại thất là việc cần thiết và không thể trì hoãn nếu bạn muốn bảo vệ công trình khỏi tác động tiêu cực từ môi trường. Chống thấm kịp thời giúp ngăn ngừa mọi sự cố trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn, bảo vệ cấu trúc tường vững chắc, đảm bảo môi trường sống lành mạnh và an toàn. Ngay khi cần chống thấm tường ngoài, mặt tiền hãy liên hệ ngay Siêu Thị Chống Thấm để được tư vấn và cung cấp giải pháp phù hợp.

[caption id="attachment_50935" align="aligncenter" width="800"]Chống thấm tường ngoại thất sử dụng Silatex Reflect - Liên hệ ngay Siêu Thị Chống Thấm Chống thấm tường ngoại thất sử dụng Silatex Reflect - Liên hệ ngay Siêu Thị Chống Thấm[/caption]

Siêu Thị Chống Thấm luôn dẫn đầu trong việc cung cấp các giải pháp toàn diện cho công trình, đặc biệt là chống thấm tường ngoại thất. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Siêu Thị Chống Thấm đã khẳng định vị thế qua hàng loạt dự án thành công, được khách hàng trên cả nước tin tưởng và lựa chọn. Không chỉ cung cấp vật liệu chống thấm chất lượng cao, Siêu Thị Chống Thấm mang đến dịch vụ tư vấn và thi công chuyên nghiệp.

Đến với Siêu Thị Chống Thấm, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, hiệu quả và sự bền bỉ của giải pháp chống thấm cho mọi hạng mục công trình! Khi tin tưởng lựa chọn Siêu Thị Chống Thấm, quý vị sẽ nhận được:

  • Giải pháp chống thấm toàn diện: Được thiết kế và áp dụng phương pháp chống thấm phù hợp với từng loại công trình và điều kiện môi trường cụ thể.
  • Vật liệu chống thấm hàng đầu: Các sản phẩm, vật liệu chống thấm được nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín toàn cầu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả vượt trội.
  • Đội ngũ thi công chuyên nghiệp: Tổ đội thi công với kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao, cam kết mang lại kết quả hoàn hảo cho công trình của quý vị.

Qua bài viết, chắc hẳn quý vị đã nắm rõ giải pháp chống thấm tường ngoại thất hiệu quả với Silatex Reflect. Sản phẩm không chỉ cung cấp lớp bảo vệ hoàn hảo khỏi sự thấm dột, mà còn giúp tường ngoài công trình luôn giữ được vẻ đẹp sáng bóng, bền màu cùng khả năng cách nhiệt vượt trội. Ngay khi có nhu cầu chống thấm cho tường ngoài, mặt tiền, liên hệ ngay hotline 0904 093 533 để được Siêu Thị Chống Thấm hỗ trợ tư vấn giải pháp phù hợp.

Bài viết hữu ích:

Wednesday, November 20, 2024

5 phương pháp chống thấm tường nhà dứt điểm ở mọi vị trí

 Ngôi nhà là tài sản lớn của mỗi gia đình, nếu tường thấm nước, ẩm mốc, nứt nẻ sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khoẻ các thành viên. Theo đó, phương pháp chống thấm tường nhà được gia chủ đặc biệt quan tâm ngay từ khi xây dựng. Nếu bạn đang tìm cách chống thấm hiệu quả hãy tham khảo thông tin chi tiết ngay sau đây.

Chống thấm tường nhà và lý do phải chống thấm

Phương pháp chống thấm tường nhà được hầu hết nhà thầu, chủ nhà thực hiện nhằm ngăn chặn nước xâm nhập ở ngoài môi trường vào trong nhà. Từ đó giúp tránh cho tường nhà bị ẩm mốc, mất thẩm mỹ thậm chí ngăn chặn sự hư hại về đồ đạc trong nhà.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tường bị thấm nước là do:

  • Đường ống nước được lắp đặt bên trong tường bị vỡ hoặc rò rỉ.
  • Khi thi công tường nhà không được chống thấm hoặc chống thấm chưa đúng cách và cẩn thận.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn.
  • Nhà ở lâu năm bị xuống cấp nên thấm nước ngược vào trong.

Tường nhà bị thấm nước là tình trạng thường gặp nhất là ở nhà cũ.

Tường nhà bị thấm nước là tình trạng thường gặp nhất là ở nhà cũ.

Lý do phải sử dụng các phương pháp chống thấm tường nhà bởi tường là “lớp áo” tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nếu không chống thấm tốt có thể khiến:

  • Chất lượng công trình và kết cấu nhà ở bị xuống cấp gây nguy hiểm cho các thành viên sinh sống.
  • Làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà, có thể xuất hiện các vết ẩm mốc, rạn nứt, ố vàng…
  • Nếu tường ướt ẩm mốc khiến vi khuẩn sinh sôi gây hại sức khoẻ cho người ở.
  • Không những thế tường thấm còn ảnh hưởng đến nguồn điện, lâu dần sẽ giảm độ bền của thiết bị điện tử. 

5 phương pháp chống thấm tường nhà rẻ và đảm bảo triệt để

Thông thường tường nhà bị thấm ở các vị trí như tường phía trong, tường phía ngoài, chân tường, khe tiếp giáp với nhà bên cạnh hoặc thấm nước từ các vết nứt trên tường. Vì vậy phương pháp chống thấm hiệu quả nhất là phải ngăn chặn được nước xâm lấn và độ bền cao. Cùng tìm hiểu các cách chống thấm tường nhà sau:

Chống thấm tường nhà mới

Việc chống thấm tường ở những ngôi nhà mới xây sẽ dễ dàng hơn nhiều bởi khi đó tường mới xây thô xong được tô trát và đánh bóng làm sạch nhanh chóng. Đặc biệt với những nhà chung cư, nhà xây sát nhau, nhà cao tầng việc chống thấm ngay từ đầu rất cần thiết.

Đối với cách chống thấm tường trong nhà, đầu tiên, bạn dùng bột trét và trét lên bề mặt tường bên trong, miết nhẹ để bề mặt láng phẳng. Sau đó, quét 1 lớp sơn lót lên, tiếp đến quét thêm 1 lớp sơn chống thấm và đợi khô là đã xong công đoạn chống thấm tường trong nhà.

Đối với cách chống thấm tường nhà phía bên ngoài, bạn cần trộn vữa gồm bê tông, cát và xi măng để chống thấm. Bạn cũng có thể sử dụng sơn chống thấm hoặc chất chống thấm để quét lên tường bên ngoài nhà là hoàn thành việc cách chống thấm tường nhà hiệu quả.

Trong xây dựng, bạn cần dùng phương pháp chống thấm cả tường trong lẫn tường ngoài nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Cần chống thấm tường nhà ở các vị trí quan trọng giúp ngôi nhà an toàn khỏi nước mưa.

Cần chống thấm tường nhà ở các vị trí quan trọng giúp ngôi nhà an toàn khỏi nước mưa.

Chống thấm tường nhà cũ

Cách chống thấm tường nhà cũ trải qua nhiều bước và cầu kỳ hơn so với chống thấm tường nhà mới. Nếu tường đã bị thấm cần phải có bước khắc phục xử lý rồi mới lăn sơn, càng làm kỹ hiệu quả sẽ càng cao. Bạn cần thực hiện phương pháp chống thấm tường nhà theo trình tự sau để đảm bảo hiệu quả triệt để:

  • Bước 1 : Cạo sạch, loại bỏ lớp sơn cũ, rong rêu trên bề mặt tường, vệ sinh sạch sẽ để lớp chống thấm dễ bắt và ăn vào tường hơn.
  • Bước 2 : Tìm và xác định vị trí nứt, hở trên tường sau đó trám vá bằng vật liệu chuyên dụng. 
  • Bước 3 : Tuỳ tình trạng bạn cần phủ 1, 2 lớp trở lên với các loại sơn chống thấm tường chuyên dụng. Lưu ý chỉ phủ sơn khi lớp bề mặt tường đã được làm sạch và khô ráo.
  • Bước 4: Có thể phủ sơn màu lên theo sở thích của gia chủ để tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Chống thấm chân tường nhà

Chân tường nhà là nơi dễ bị thấm nước do 3 nguyên nhân: Nước mưa ngấm vào chân tường, nồm ẩm bốc lên theo ron gạch làm thấm nước, hệ thống nước từ nhà bếp hay nhà vệ sinh bị rò rỉ.

Để chống thấm phần chân tường nhà, bạn có thể sử dụng sơn chống thấm với các bước:

  • Loại bỏ lớp sơn ở ngoài chân tường, phần bị thấm nước hay ẩm mốc.
  • Trộn sơn chống thấm gốc xi măng trộn với xi măng tỷ lệ 10:2.
  • Trộn hỗn hợp và lăn đều lên phần tường thấm nước.
  • Phủ thêm 1 lớp sơn sắc màu yêu thích sau khi lớp sơn chống thấm tường nhà đã khô.

Chân tường được sơn chống thấm gốc xi măng để ngăn nước ngấm vào nhà.

Chân tường được sơn chống thấm gốc xi măng để ngăn nước ngấm vào nhà.

Chống thấm khe tiếp giáp với nhà bên cạnh

Các ngôi nhà xây dựng trong thành phố lớn thường có thiết kế liền kề nhau để tiết kiệm không gian, vì vậy việc xuất hiện khe nứt hay thấm nước rất khó xử lý. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng phương pháp chống thấm tường nhà đơn giản như:

  • Thứ nhất: Khe tiếp giáp được chống thấm bằng cách đặt miếng tôn và ghim cố định, bắn keo silicon để ngăn nước mưa thấm xuống.
  • Thứ hai: Ngay từ khi bắt đầu xây dựng, phần tiếp giáp bạn nên sử dụng gạch đặc, dùng vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm sau đó trát mác cao mới đảm bảo ngăn được thấm tường. 
  • Thứ ba: Chống thấm ngược tường nhà liền kề, phương pháp này chi phí cao và hiệu quả không được lâu dài nhưng vẫn dùng trong trường hợp cấp bách.

Đối với chống thấm tường liền kề, phổ biến nhất hiện nay là sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng hay hóa chất chống thấm,…

Chống thấm tường nhà bị nứt

Cách chống thấm tường nhà khi bị nứt sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt. Cụ thể như sau:

  • Nếu nhà mới, vết nứt nhỏ chỉ cần sử dụng keo chống thấm tường nhà chuyên dụng để trám vết nứt đó.
  • Đối nết nứt ở ngôi nhà cũ mức độ vừa hoặc lớn thì phải vệ sinh sạch tường sau đó đục xung quanh vết nứt rộng và sâu khoảng 3-4cm, sử dụng vật liệu chuyên dụng trám kín các vết nứt. Sau cùng phủ 1 lớp màng chống thấm co giãn lên bề mặt tường là xong.

Lưu ý, với nhà ở dân cư phương pháp chống thấm tường nhà hiệu quả nhất là bạn cần phủ thêm lớp vữa bảo vệ từ 3mm - 10mm tùy theo yêu cầu, sau khoảng thời gian 12 giờ cần bảo dưỡng bằng nước.

3 vật liệu phổ biến dùng để chống thấm tường nhà

Hiện nay có rất nhiều tập đoàn hóa chất công nghiệp lớn cung cấp vật liệu chống thấm tường hiệu quả. Nhưng về cơ bản có 3 vật liệu được các đơn vị thi công dùng phổ biến trên thị trường, đây đều là vật liệu được đánh giá có khả năng chống thấm triệt để, độ bền cao, bao gồm:

  • Sơn chống thấm ngoài trời: Dùng sơn là phương pháp chống thấm tường nhà phổ biến trong xây dựng chung cư, văn phòng, nhà ở…vì giá thành hợp lý, hiệu quả mang lại cao đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Bột chống thấm tường: Với ưu điểm độ đàn hồi cao, khả năng bám dính tốt lại không chứa chất độc hại, tạo sự liên kết tốt cải thiện hiện trạng nứt nẻ tường nên bột chống thấm tường nhà đang là sự lựa chọn cho nhiều công trình.
  • Keo chống thấm tường: Vật liệu này được sử dụng phổ biến ở các vách xông, ban công, sân thượng… vì chúng hỗ trợ tốt trong việc tránh ẩm mốc và các vết nứt trên tường nhà.

Vật liệu chống thấm tường Silatex Super đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Vật liệu Silatex Super là phương pháp chống thấm tường nhà được áp dụng phổ biến

Lưu ý khi thực hiện chống thấm tường nhà

Chọn đúng phương pháp chống thấm tường nhà là việc làm quan trọng giúp bảo vệ công trình bền bỉ theo thời gian, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc khi chống thấm như:

  • “Tránh mất bò mới lo làm chuồng”, cần sử dụng các phương pháp chống thấm tường nhà ngay từ lúc mới xây dựng bởi lúc này việc chống thấm thực hiện dễ dàng, ít tốn kém.
  • Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp với môi trường xung quanh căn nhà để tối ưu hiệu quả sử dụng.
  • Cần chống thấm đầy đủ các vị trí quan trọng trong ngôi nhà thay vì chỉ tập trung chống thấm tường phía trong ngôi nhà. Bạn cần thực hiện chống thấm cả tường trong, tường ngoài, chân tường, sàn nhà, khu vực thường xuyên ẩm ướt như nhà vệ sinh…
  • Tiến hành các biện pháp chống thấm theo đúng trình tự các bước, không làm qua loa sẽ dễ bị thấm nước trở lại lúc đó việc khắc phục còn tốn kém hơn nhiều.

Trên đây là 5 phương pháp chống thấm tường nhà dễ thực hiện, chi phí hợp lý và đảm bảo hiệu quả triệt để. Do đây là một việc quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, kết cấu của toàn bộ ngôi nhà nên bạn cần tham khảo các biện pháp hoặc có sự tư vấn triển khai thực hiện trực tiếp từ đơn vị chống thấm chuyên nghiệp. Để được tư vấn các vật liệu, tìm hiểu giá thành và cách làm phù hợp nhất bạn có thể gọi hotline 0904 093 533 của Siêu thị chống thấm để được giải đáp nhanh nhất.

Dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh – Chi phí hợp lý, chất lượng bền bỉ, bảo hành dài hạn

 Sàn nhà vệ sinh là khu vực nhỏ nhưng mang trọng trách lớn trong việc duy trì sự bền vững và thẩm mỹ của cả ngôi nhà. Chỉ cần một chút lơ là...